khách sạn ở đông anh
Đặt phòng nhanh
Thông Tin Liên Hệ

Điện thoại liên hệ: 043.951.5439

Hotline đặt phòng: 088.8183032

04.6660.5552

Email: kimcuonghotel.vn@gmail.com

info@kimcuonghotel.vn

sales@kimcuonghotel.vn

Lượt truy cập
  • 3
  • 2108
  • 3,867,712

Những vụ trộm nghệ thuật điên rồ nhất trong lịch sử

  12/05/2020

Chúng ta đều hào hứng trước những bộ phim về đề tài trộm cướp. Chúng không chỉ liên quan đến ngụy trang, thiết bị và sự hiểm nguy, mà còn mang theo cả những bí ẩn về hậu trường công phu của những vụ trộm nghệ thuật điên rồ.

 

Đó là một nhiệm vụ bất chính cần nhiều hơn 3 người tham gia, như những gì chúng ta đã xem trong các bộ phim đình đám của Hollywood. Không có vụ trộm nào điên rồ hơn trộm tác phẩm nghệ thuật, bởi sẽ cần đến một đội “lực lượng đặc biệt” để lấy đi chúng. Dưới đây là 10 vụ trộm nghệ thuật điên rồ nhất trong lịch sử.
 

Nhảy lên thuyền và trộm “Sự phán xét cuối cùng”

Bối cảnh: Năm 1473 ở Florence, nước Ý

Đây là một trong những vụ trộm kinh điển. Bức tranh tôn giáo khỏa thân ‘The Last Judgment (Sự phán xét cuối cùng)’ của Hans Memling được xem là vụ trộm nghệ thuật đầu tiên trong lịch sử được ghi nhận. Không chỉ vậy, nó còn là một vụ thuộc hàng “sách giáo khoa” cho các tay trộm. Bức tranh vốn nằm trên con tàu Florence trước khi bị Paul Beneke trèo lên thuyền và… cứ thế lái về quê hương Ba Lan. Nhờ thế mà nghiêm nhiên, Ba Lan trở thành nước sở hữu bức tranh. Người Ý đã phải mất hàng thập kỷ để lấy lại nó.
 

Những vụ trộm nghệ thuật điên rồ nhất trong lịch sửBức ‘The Last Judgment (Sự phán xét cuối cùng)’. Ảnh: Wiki

Về mặt kỹ thuật, nhảy lên thuyền, đánh cắp một bức tranh rồi chèo thuyền đi không phải là một vụ trộm tinh vi. Nhưng vào thời Paul Beneke, người ta chưa phát minh ra Mini Cooper hay đồng hồ laser.
 

Cựu bảo vệ ung dung ra khỏi bảo tàng Louvre với “Nàng Mona Lisa”

Bối cảnh: Năm 1911 ở Paris, nước Pháp

Nếu bạn ra đường và hét lên “Hãy kể tên bức tranh đầu tiên hình dung trong đầu”, mọi người sẽ nhìn bạn như một kẻ ngớ ngẩn. Điều đầu tiên mọi người sẽ nghĩ là “Tại sao kẻ này lại hét lên thế?”, rồi sau đó nghĩ thầm “Còn phải hỏi, Mona Lisa chứ sao!”.
 

Những vụ trộm nghệ thuật điên rồ nhất trong lịch sửBức tranh ‘Mona Lisa’. Ảnh: Fodors

Năm 1911, bức tranh nổi tiếng của Leonardo Da Vinci đã bị mất tích khi đang nằm trong bảo tàng Louvre. Nó đã bặt vô âm tín suốt hai năm trời cho đến khi được tìm thấy trong một cái rương có đáy ngầm. Kẻ trộm hóa ra là cựu bảo vệ của bảo tàng Louvre, Vincenzo Perugia. Gã tuyên bố rằng mình làm vậy bởi căm thù sâu nặng với người Pháp, gã hành động chẳng qua vì lòng yêu nước, để báo thù cho nước Ý nhân danh Napoleon. Nhưng với vụ tiền chuộc và một cuốn nhật ký ghi lại danh sách các nhà sưu tập nghệ thuật, ai cũng cho rằng hắn hành động chỉ vì lòng tham.

Cách thức gã ăn trộm bức tranh cũng rất đơn giản. Bước vào bảo tàng, trùm vải lên bức tranh Mona Lisa, và bước ra trong một buổi sớm không mấy người qua lại. Gã thành công, khi phải đến 26 tiếng sau, người ta mới phát hiện ra bức tranh biến mất. Chỉ ngồi tù 6 tháng với tội danh trộm cắp, gã bỗng trở thành người hùng quốc dân ở Ý, chỉ vì đã đánh cắp bức tranh nổi tiếng nhất thế giới. Có vẻ như, gã còn là nguồn cảm hứng cho rất nhiều tay trộm sau này.
 

Trèo lên thang và trộm “Hoàng hậu”

Bối cảnh: Năm 1983 ở Jerusalem, Israel

Một đêm nọ năm 1983, hơn một trăm chiếc đồng hồ (bao gồm cả đồng hồ bỏ túi bằng vàng và pha lê của hoàng hậu Pháp Marie Antoinette, đó cũng là lý do nó được gọi là ‘Hoàng hậu’) đã bị đánh cắp từ bảo tàng Mayer Museum of Islamic Art ở Jerusalem. Ban đầu người ta cứ nghĩ đó là do một nhóm trộm khét tiếng nào đó. Thực tế, đó lại là “công trình” của một gã đàn ông tên là Na’aman Diller. Khi đó, gã đã là tay tội phạm khét tiếng của thập niên 60.
 

Những vụ trộm nghệ thuật điên rồ nhất trong lịch sửChiếc đồng hồ ‘Hoàng hậu’. Ảnh: luxtionary

Gã đã tự thân vận động dàn dựng ra toàn bộ vụ trộm, bằng cách bẻ cong các thanh sắt trên cửa sổ bảo tàng, trèo lên thang vào bên trong và lẻn ra ngoài với số đồng hồ trên. Hàng chục năm trời, bao nhiêu thám tử sừng sỏ cũng chẳng thể tìm ra tung tích những chiếc đồng hồ, cho đến khi kẻ trộm qua đời.

Trong những hơi thở cuối cùng năm 2004, Diller thừa nhận với vợ mình đã ăn trộm những chiếc đồng hồ đó. Sau khi chồng chết, bà tan nhờ người trung gian bán lại chúng và người đó đã báo cho chính quyền và bảo tàng. Có giả thuyết cho rằng, các nhà chức trách đã thỏa thuận nhanh chóng bằng cách hứa hẹn “trả lại đồ lấy cắp thì không bị xử tội”. Thế nên, người ta chỉ biết những chiếc đồng hồ quay trở lại mà không có có “thủ phạm” thực sự. Có lẽ, họ chỉ muốn kết nhanh vụ án, bù lại thời gian đã mất.
 

“Tướng Quân” trộm tranh

Bối cảnh: Năm 1986 ở hạt Wicklow, Ireland

Tay xã hội đen người Ireland Martin Cahill có biệt danh cực kỳ nổi tiếng là “Tướng Quân”. Có lẽ, đó là mánh khóe quảng cáo cho thấy gã là một chiến thuật bậc thầy hơn là một tay trộm. Gã đã tìm cách trộm 18 bức tranh từ Ngài Alfred Beit với sự trợ giúp của 13 tên xã hội đen. Ngài Beit vốn nhẵn mặt với các vụ trộm. Trước đó, Ngài cũng một nhóm trộm “ghé thăm” năm 1974. 
 

Những vụ trộm nghệ thuật điên rồ nhất trong lịch sửMột trong 18 bức tranh bị trộm đã được lấy lại. Ảnh: Fodors

Cách thức chúng trộm cũng khá đơn giản: Lái xe đến, giấu xe, sau đó cố tình đập vỡ một cửa sổ phía sau nhà, bật chuông báo động. Chúng ẩn thân. Một chiếc xe đội bảo vệ đi ngang qua, nhìn ngó, không thấy gì, tin rằng đó là báo động giả, rồi lái đi. Rồi băng trộm đột nhập vào Nhà Russborough, một trong những ngôi nhà đẹp nhất Ireland, nơi đặt bộ sưu tập tranh nổi tiếng của Ngài Beit. Chúng chọn 18 bức tranh riêng lẻ khung nhỏ dễ di chuyển của Vermeer, Goya, Metsu, Rubens và các nghệ sĩ vĩ đại khác. Trên đường trở về thành phố, chúng đã vứt 7 bức tranh "nhỏ hơn" bên lề đường gần Manor Kilbride, chỉ giữ lại 11 bức tranh đẹp nhất.

Gã thành công khiến cho Ngài Alfred Beit cảm thấy “nhục nhã”. Nhưng cũng chính từ đó, gã bị săn đuổi đến bó tay bó chân. Rồi cũng chính những bức tranh đã trở lý nguồn cơn gián tiếp để gã chết dưới những tay anh chị khác.
 

“Những kẻ đáng thương” trộm 13 tác phẩm

Bối cảnh: Năm 1990 ở Boston, Massachusetts, Mỹ

Hai người đàn ông với bộ ria mép giả tự xưng đến từ Sở cảnh sát Boston đã tìm được lối vào Bảo tàng Isabella Stewart Gardner, trói các nhân viên bảo vệ và lấy đi 13 tác phẩm nghệ thuật trị giá tổng cộng khoảng 500 triệu USD. Đây được xem là một trong những vụ trộm có giá trị cao nhất lịch sử. Và nó cũng là một trong những vụ trộm nghệ thuật điên rồ nhất, ở cả cách thức lẫn kết quả.
 

Những vụ trộm nghệ thuật điên rồ nhất trong lịch sửBảo tàng Isabella Stewart Gardner. Ảnh: Artsy

Chúng đã cắt những bức tranh khỏi khung. Chưa bao giờ được tìm lại. Bảo tàng Isabella Stewart cũng không có ý định thay đổi gì. Ngày nay, khi bạn đi du lịch Mỹ và đến bảo tàng này, bạn sẽ thấy họ giữ nguyên những cái khung trống rỗng trên tường, như vị trí vốn có. Có lẽ, những cái khung trống thậm chí khiến cho bảo tàng còn “ngầu” hơn bất kỳ nơi trưng bày nào khác.

Bộ đôi lén lút lấy đi “Tiếng thét”

Bối cảnh: Năm 1994 ở Oslo, Na Uy

Đôi khi, đánh cắp những tác phẩm nghệ thuật vô giá là không đủ. Phải dừng lại và ghi những lời chế nhạo. Còn sự chế nhạo nào đáng giá hơn khi những tay trộm vừa có thể lấy đi kiệt tác nghệ thuật lại vừa ung dung thưởng thức hương hoa hồng. Ngày khai mạc Thế vận hội mùa đông ở Lillehammer, Na Uy, hai kẻ trộm đã đập phá một cửa sổ của Phòng trưng bày Quốc gia (National Gallery), lẻn vào, lấy bức tranh khỏi tường, để lại mảnh giấy có ghi: “Cám ơn ngàn lần vì đã xây dựng thứ hàng rào an ninh ngớ ngẩn!”.
 

Những vụ trộm nghệ thuật điên rồ nhất trong lịch sửBức tranh ‘Tiếng thét’. Ảnh: The National Museum of Art, Architecture and Design

Người ta đã tìm lại được bức tranh, nhưng “tiếng hét” trong lòng thì vẫn còn. Một trong hai tên trộm, Paal Enger, đã bị kết án, rồi trốn được trên đường đi… dã ngoại (chế độ mà các tù nhân Na Uy được hưởng). Gã bị bắt lại khi đang cố gắng trốn đến Copenhagen, Đan Mạch, trong bộ tóc giả màu vàng.
 

Những tên trộm “làm màu” lấy đi 3 bức tranh quý

Bối cảnh: Năm 2000 ở Stockholm, Thụy Điển

Ba tên trộm nghệ thuật táo bạo đã quyết định và thực hiện một vụ trộm với ngân sách hiệu ứng đặc biệt. Sáng ngày 22/12, tất cả bọn xông vào Bảo tàng Quốc gia Thụy Điển. Một trong số chúng vẫy khẩu súng lớn đe dọa, trong khi những tên khác quát tháo nạt nộ mọi người trong bảo tàng đừng làm gì “ngu ngốc”. Khi điều này đang diễn ra, hai chiếc ôtô ở một khu vực khác của thị trấn đã phát nổ do bom những tên trộm cài vào nhằm đánh lạc hướng cảnh sát. Khi cảnh sát loay hoay với vụ “đánh bom”, họ nhận ra lốp xe đã bị chọc thủng. Những tên trộm trốn đi trên một con thuyền với một bức chân dung tự họa của Rembrandt và hai bức của Renoir. Tất cả có trị giá khoảng 30 triệu USD.
 

Những vụ trộm nghệ thuật điên rồ nhất trong lịch sửBảo tàng Quốc gia Thụy Điển. Ảnh: Visit Sweden

Cuối cùng, người ta đã tìm lại được các bức tranh, nhưng những tên trộm thì biến mất tăm như thể chưa từng tồn tại. Có lẽ, chúng sẽ hào hứng kể lại chiến tích của mình cho con cháu.
 

Đào hầm trộm tranh

Bối cảnh: Năm 2002 ở Asuncion, Paraguay

Bất cứ khi nào nhìn thấy “những đường hầm bí mật”, có lẽ bạn sẽ hoang mang. Chúng thường là nơi cất giấu những âm mưu, và cả các vụ trộm nghệ thuật điên rồ. Năm 2002, một nhóm, rõ ràng rất có lực lượng, đã đào đường hầm sâu 3m, dài hơn 24m từ một không gian đi thuê đến Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia Paraquay (National Fine Arts Museum of Paraguay), để lấy đi số tác phẩm trị giá hàng triệu đô la, bao gồm cả bức The Virgin Mary and Jesus của Gustave Courbet và một bức chân dung tự họa của Esteban Murillo.
 

Những vụ trộm nghệ thuật điên rồ nhất trong lịch sửBên trong Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia Paraguay (National Fine Arts Museum of Paraguay). Ảnh: museosdelmundo

Các bức tranh vẫn chưa xuất hiện và không ai liên quan đến nó bị bắt. Bất kỳ tay trộm táo tợn nào cũng đủ thông minh để sử dụng tên giả khi đi thuê nhà.
 

“Người Nhện” trộm tranh

Bối cảnh: Năm 2010 ở Paris, Pháp

Vjeran Tomic đã làm trộm kể từ khi còn là một đứa trẻ - lẻn vào thư viện và lấy đi những cuốn sách có tuổi đời cả thế kỷ. Gã cũng chính là tác giả một trong những vụ trộm điên rồ nhất trong lịch sử khi đột nhập vào Musée d’Art Moderne ở Paris và lấy đi 5 bức tranh của các họa sĩ khác nhau mà bảo vệ hoàn toàn không phát hiện ra.
 

Những vụ trộm nghệ thuật điên rồ nhất trong lịch sửBên trong bảo tàng Musée d’Art Moderne. Ảnh: YouTube

Được giới truyền thông đặt cho biệt danh “Người Nhện” nhờ khả năng leo trèo lên những chỗ cao để ăn trộm trong những ngôi nhà giàu có, Tomic được thuê để trộm bức tranh của Fernand Leger. Nhưng cuối cùng, gã lại quyết định “nhân thể” lấy đi luôn 4 bức tranh khác. Gã đã khai thác được những điểm yếu trong an ninh của bảo tàng, sử dụng các thiết bị giám sát một cách khéo léo để lấy đi những bức tranh. Nhưng cuối cùng, gã vẫn lọt lưới pháp luật.
 

Vài tay trộm lấy đi những trang sức “hoàng gia” nhất

Bối cảnh: Năm 2019 ở Dresden, nước Đức

Vào tháng 11/2019, những tay trộm đã tìm cách đột nhập The Green Vault, bảo tàng có hơn 4.000 đồ vật quý giá có từ thế kỷ 18. Chúng đã lấy đi số trang sức trị giá hơn 1 tỷ USD.
 

Những vụ trộm nghệ thuật điên rồ nhất trong lịch sửBên trong bảo tàng The Green Vault. Ảnh: Daily Beast

Trong vụ trộm, một hộp điện đã bốc cháy, gây mất điện cho toàn bộ khu vực, tắt hệ thống an ninh trong khi những tay trộm vặn các thanh sắt cửa sổ. Thật không may, không có món đồ trang sức nào được bảo hiểm bởi chúng quá quý giá và đầy rủi ro: kim cương đính trên móc dây giày, một thanh kiếm với chuôi được nạm hoàn toàn bằng kim cương và vành mũ kim cương.

Nguồn Internet

Tin tức mới Xem tất cả