khách sạn ở đông anh
Đặt phòng nhanh
Thông Tin Liên Hệ

Điện thoại liên hệ: 043.951.5439

Hotline đặt phòng: 088.8183032

04.6660.5552

Email: kimcuonghotel.vn@gmail.com

info@kimcuonghotel.vn

sales@kimcuonghotel.vn

Lượt truy cập
  • 40
  • 1880
  • 4,405,752

Du lịch trực tuyến là xu hướng kinh doanh tất yếu

  02/04/2018
(TITC) - Chiều 29/3, tại Hà Nội, Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VITA) phối hợp với Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) tổ chức Diễn đàn Du lịch trực tuyến Việt Nam 2018. Đây là một trong những sự kiện nổi bật trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam (VITM Hanoi 2018).

 

Diễn đàn có sự tham dự của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu; Phó Chủ tịch thường trực VITA Vũ Thế Bình; Chủ tịch VECOM Nguyễn Thanh Hưng cùng các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp công nghệ thông tin...

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển lớn mạnh của thương mại điện tử toàn cầu trong đó có lĩnh vực du lịch, hướng tới cung cấp dịch vụ, sản phẩm cho khách hàng một cách thuận lợi nhất và chi phí thấp nhất. Đó chính là biểu hiện rõ rệt nhất của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Diễn đàn là cơ hội đặc biệt để các bên trao đổi về những xu hướng mới trong kinh doanh trực tuyến, các công nghệ nổi bật, ý tưởng kinh doanh sáng tạo; giới thiệu nghiên cứu thị trường mới liên quan tới du lịch trực tuyến trên thế giới cũng như tại Việt Nam.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Phó Chủ tịch thường trực VITA Vũ Thế Bình khẳng định, để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn theo mục tiêu của Đảng và Nhà nước đã đưa ra thì cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó cần ưu tiên phát triển du lịch trực tuyến, ứng dụng công nghệ trong các hoạt động du lịch trực tuyến sẽ mang lại lợi ích to lớn trong các khâu quảng bá, cung cấp dịch vụ… Du lịch trực tuyến sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho du khách, tạo kết nối trực tiếp giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với du khách.         

Ông Vũ Thế Bình cũng cho rằng, phát triển du lịch trực tuyến ở Việt Nam cần có sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan quản lý, chính quyền các cấp, đặc biệt là sự năng động của đội ngũ doanh nghiệp du lịch. Sự thay đổi này không chỉ là về phương thức kinh doanh mà cả về tư duy, phương thức làm việc, có kiến thức chuyên môn phù hợp.

Trong phiên thứ nhất với chủ đề “Những thách thức từ sự bùng nổ của du lịch trực tuyến”, các diễn giả đến từ Tổng cục Du lịch, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (TCDL) và các doanh nghiệp tiên phong trong ngành du lịch chia sẻ về xu hướng phát triển của du lịch trực tuyến, ý nghĩa của việc đầu tư vào công nghệ thông tin; các định hướng chính sách và pháp luật liên quan tới du lịch trực tuyến. Các đại biểu cho rằng, trong thời đại hiện nay, với sự phát triển của hệ thống booking toàn cầu và sự bùng nổ của các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực công nghệ số, quốc gia nào nắm bắt và áp dụng tốt công nghệ thông tin thì quốc gia đó sẽ thành công trong việc cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường.

Phiên thảo luận thứ 2 có chủ đề “Kinh doanh du lịch trong thời đại công nghệ số”. Trong phiên này, các diễn giả cập nhật tình hình kinh doanh du lịch trực tuyến trên nền tảng ứng dụng di động; thanh toán trực tuyến. Theo các diễn giả, sự phát triển của công nghệ đã thúc đẩy sự hình thành và phát triển nhiều loại hình kinh doanh du lịch trực tuyến mới, đặc biệt là công nghệ điện toán đám mây, dữ liệu lớn, công nghệ di động; mạng xã hội, kinh tế chia sẻ và các ứng dụng di động gắn với địa điểm đã làm gia tăng chất lượng trải nghiệm của du khách và mang lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nắm bắt được xu hướng. Bên cạnh đó, thanh toán trực tuyến cũng có sự thay đổi mau lẹ; với công nghệ di động và mã vuông (QR), việc thanh toán trực tuyến của du khách trong nước và quốc tế đã trở nên thuận tiện chưa từng có.

Theo báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam năm 2017 đạt trên 25% và tốc độ này có thể được duy trì trong giai đoạn 2018-2020. Đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng của du lịch trực tuyến lên lới 50%, gấp đôi tốc độ tăng trưởng chung của thương mại điện tử.

Một khảo sát với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2017 cho thấy: Có tới 71% du khách tham khảo thông tin điểm đến trên internet; 64% đặt chỗ và mua dịch vụ trực tuyến trong chuyến đi đến Việt Nam. Với sự phát triển chung của thương mại điện tử và du lịch, các tỷ lệ này được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh trong giai đoạn tới… 

Nguồn: TITC

Tin tức mới Xem tất cả