khách sạn ở đông anh
Đặt phòng nhanh
Thông Tin Liên Hệ

Điện thoại liên hệ: 043.951.5439

Hotline đặt phòng: 088.8183032

04.6660.5552

Email: kimcuonghotel.vn@gmail.com

info@kimcuonghotel.vn

sales@kimcuonghotel.vn

Lượt truy cập
  • 3
  • 594
  • 3,874,441

Hủy 100% tour đến tận tháng 10/2020, ngành du lịch trong nước đang 'đóng băng'

  01/04/2020

Hầu hết các kế hoạch kích cầu nhằm phục hồi ngành du lịch trong nước đều phải ngừng lại trước tình trạng lây lan phức tạp của dịch bệnh Covid-19. 

 

Dịch bệnh Covid-19 gây ra thiệt hại cho nhiều ngành kinh tế trên toàn thế giới, trong đó, chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là các ngành du lịch và các lĩnh vực liên quan đến du lịch. 

Hiện tại, khi Việt Nam đã bước vào giai đoạn 2 và cũng là giai đoạn quyết liệt nhất của việc phòng, chống dịch, hầu như 100% tour du lịch trong và ngoài nước đã bị hủy bỏ đến tận tháng 10/2020. Hàng loạt công ty du lịch, đơn vị lữ hành phải đóng cửa, nhiều chuỗi khách sạn, khu nghỉ dưỡng phải cắt giảm nhân sự. Doanh nghiệp chỉ giữ lại bộ máy hành chính cơ bản để duy trì công ty. 
 

ngành du lịch trong nướcĐường phố vắng vẻ vì lệnh đóng cửa của Chính phủ. Ảnh: VOV

Nếu như giai đoạn đầu, các doanh nghiệp còn tràn đầy lạc quan, liên tục đưa ra các sáng kiến về kích cầu du lịch, thành lập liên minh theo khu vực, xây dựng các chương trình khuyến mãi từ vừa và lớn để thúc đẩy người dân Việt Nam đi du lịch trong nước, thì đến nay, tất cả kế hoạch đều buộc phải tạm dừng. Không còn ai nghĩ đến chuyện “giải cứu” ngành du lịch nữa mà chỉ tập trung vào ủng hộ Nhà nước giải quyết vấn đề trước mắt là ngăn chặn dịch Covid-19, bảo đảm an toàn và sức khỏe toàn dân. 

Theo nhiều chuyên gia, đây có lẽ là lúc nên dành thời gian để sắp xếp lại trật tự trong ngành du lịch. Trước khi dịch bùng phát, ngành du lịch trong nước đang phát triển theo kiểu tự do, nhà nhà làm du lịch, người người làm du lịch, các công ty mọc lên ồ ạt, để cạnh tranh còn xảy ra tình trạng hạ giá, chặt chém, gây hoang mang cho khách hàng. Thời điểm dịch diễn biến xấu, không có khách, các công ty nhỏ, lẻ đóng cửa, tuyên bố phá sản hàng loạt, các công ty lớn có quỹ dự phòng đang duy trì ổn định hơn. 
 

ngành du lịch trong nước100% khách du lịch hủy tour đến tận tháng 10/2020 vì dịch bệnh Covid-19. Ảnh: Báo Thanh Niên

 

Anh Tuấn Anh - Tổng giám đốc Công ty du lịch Handetour cho biết anh đã dùng đến quỹ dự phòng để trả lương cho nhân viên đến hết tháng 3. Tháng 4 công ty sẽ cho nghỉ một số vị trí, số còn lại hưởng 50% lương để duy trì qua hết mùa dịch. Anh còn tổng động viên các nhân viên tìm thêm nghề tay trái để vượt qua khó khăn trong thời điểm này. 

Đại diện từ Công ty Cổ phần Du thuyền Big Bay Việt Nam cho biết, mọi năm đây là thời điểm đông khách nhất, công suất phòng trên các du thuyền luôn đạt 80%, nhưng năm nay chẳng có một khách nào. Cả 3 du thuyền đã phải “ngủ đông” trên vịnh Hạ Long trong thời gian qua. Nhân viên trên tàu phải tự xin nghỉ để tìm kế sinh nhai khác, số còn lại cũng chủ động xin làm việc tại nhà và hưởng 50% để giảm bớt gánh nặng cho công ty. 


Ngành du lịch trong nướcDu thuyền ngủ đông trên vịnh Hạ Long vì vắng khách. Ảnh: VOV

Với những Công ty không có quỹ dự phòng, Giám đốc thậm chí còn phải bỏ tiền túi để trả lương cho nhân viên, ngành du lịch trong nước chưa bao giờ khó khăn đến thế. 

Dự báo, nếu tình trạng dịch bệnh kéo dài qua đến hết quý II năm 2020, du lịch Việt Nam sẽ mất khoảng 5 tỷ USD. Năm 2019, tổng thu từ khách du lịch là 726.000 tỷ đồng, Việt Nam đón khách từ 3 thị trường chính là Trung Quốc, khách Đông Nam Á và khách du lịch nội địa. Trong 3 tháng diễn biến dịch, nguồn khách Trung Quốc gần như “đứt” hẳn. Khu vực Đông Nam Á đang trong tình trạng phức tạp nên khách cũng không còn. Trong nước, các lễ hội và sự kiện bị hoãn lại hoặc hủy bỏ cũng không còn lý do để khách nội địa đi du lịch nữa. 
 

Ngành du lịch trong nướcKhách Trung Quốc - một trong những nguồn khách chính của Việt Nam giảm hẳn vì dịch Covid-19. Ảnh: Báo Hà Nội Mới

Để góp phần giúp ngành du lịch phục hồi, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ như miễn thuế giá trị gia tăng cho lĩnh vực tiêu dùng du lịch và các doanh nghiệp du lịch trong Quý I, II, III năm 2020, giảm 50% thuế trong Quý IV năm 2020 và Quý I năm 2021; giảm chi phí môi trường, giảm thuế khoán đối với các hộ kinh doanh cá thể trong năm 2020. Bộ cũng đề nghị triển khai nhiều gói hỗ trợ tín dụng, giảm lãi suất vay, kéo dài thời gian gia hạn, chậm chi trả để doanh nghiệp có cơ sở phục hồi sau khó khăn. Ngoài ra, Bộ cũng đang nỗ lực xây dựng các kế hoạch quảng bá và chính sách hấp dẫn nhằm thu hút các thị trường khách Âu - Mỹ, Nga, New Zealand, Ấn Độ, Trung Đông… để sẵn sàng thực hiện ngay khi dịch bệnh kết thúc. 

Với các kế hoạch được đề ra tỉ mỉ, ngành du lịch Việt Nam vẫn có hy vọng được cứu nếu dịch bệnh chấm dứt sớm. Do đó, hiện tại, các doanh nghiệp đều cố gắng một mặt duy trì, mặt khác hợp tác với Chính phủ để phòng, chống và ngăn chặn dịch bệnh trước, bảo đảm an toàn sức khỏe cho du khách và người dân là trên hết. Các doanh nghiệp kỳ vọng đến tầm tháng 7, 8, tình trạng có thể ổn định hơn để tháng 9 bắt đầu bán tour trở lại, lấy cơ sở để năm 2021 phục hồi toàn diện. 

Theo Báo Thể thao Việt Nam

Tin tức mới Xem tất cả