Cây tùng cổ thụ 1.900 năm tuổi với thân cây rỗng hoàn toàn
Cây tùng cổ thụ ít nhất 1.900 năm tuổi vừa được một nhân viên tại cục kiểm lâm địa phương phát hiện.
Mới đây, một nhân viên tại cục kiểm lâm ở thành phố Guangyuan, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, đã phát hiện thấy một cây tùng cổ thụ. Theo tính toán ban đầu của các chuyên gia, cây cổ thụ này có niên đại ít nhất 1.900 năm tuổi.
Cây tùng cổ thụ với tuổi đời ít nhất 1.900 năm, vẫn còn sống xanh tốt
Đó là một cây tùng với thân hoàn toàn rỗng, có thể để 7 người đàn ông trưởng thành chui vào bên trong nhưng vẫn thừa chỗ đứng. Cây cao khoảng 18 m với thân có chu vi 7,5 m. Bộ rễ của cây trải dài khoảng 50 m – 60 m.
Với kích thước và tuổi đời này, cây tùng đã được đưa vào danh sách cây cổ thụ hạng nhất. Theo giới chức địa phương, họ sẽ bố trí nhân viên bảo vệ những cây cổ thụ trong khu vực.
Thân cây rỗng hoàn toàn, có thể để 7 người đàn ông trưởng thành chui vào bên trong
Ông Yang Chunli, đại diện chính quyền cho biết đã khoanh vùng để sắp xếp người trông nom những cây thuộc diện lâu năm. “Bên cạnh đó, địa phương dự kiến sẽ dựa vào những cây cổ thụ này để phát triển du lịch, tăng nguồn thu nhập cho người dân sống xung quanh”, ông Yang khẳng định.
Trước đó, cây đại thụ nhất thế giới có tuổi đời còn lớn hơn cả kim tự tháp Ai Cập, được cho là vẫn còn tồn tại. Đó là cây thông bristlecone, nảy mầm vào khoảng năm 2832 trước Công nguyên.
Cây đại thụ nhất thế giới, được cho là vẫn còn tồn tại
Tổ chức kỷ lục Guiness thế giới đã công nhận đây là cây có tuổi đời lâu nhất thế giới, vẫn bám bộ rễ nguyên bản của mình tại nơi nó mọc lên từ hơn 4.800 năm trước. Để bảo tồn và gìn giữ loài cây cổ xưa nhất, vị trí của cây Methuselah vẫn là bí mật và không tiết lộ cho công chúng.
Ngày nay, nhiều du khách lên đường tới vườn quốc gia Inyo (Mỹ) để tìm kiếm cây đại thụ Methuselah nhưng chưa thông tin nào được xác nhận. Ngay cả chính quyền địa phương cũng không khuyến khích việc tìm kiếm này.
Nguồn internet